Tổng hợp 15 lỗi thường gặp trên máy tính

Máy tính để bàn hay laptop là thiết bị không thể thiếu trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Trong quá trình sử dụng, chắc hẳn không ít lần bạn sẽ gặp trường hợp chiếc máy tính của mình bị lỗi. Trong bài viết này, hãy cùng Công nghệ 4s tìm hiểu tổng hợp 15 lỗi thường gặp trên máy tính nhé!

1.Máy bị treo

Máy bị treo là lỗi khá phổ biến khi sử dụng laptop hay PC trong một khoảng thời gian dài. Khi gặp lỗi này, bạn sẽ không thể di chuyển chuột hay thao tác bàn phím trên máy.

Lỗi máy tính bị treo

Nguyên nhân: Do sự xung đột phần mềm khi cài đặt, chạy nhiều chương trình cùng lúc, do CPU quá nóng do thiết bị tản nhiệt hay quạt tản nhiệt có vấn đề, đôi khi cũng do driver của máy bị lỗi.

Cách khắc phục:

  • Khởi động lại máy tính
  • Cập nhật hệ điều hành mới
  • Đối với những lỗi phần mềm: Bạn chỉ cần gỡ phần mềm và cài lại trên máy tính.
  • Gỡ CPU ra và vệ sinh lại một số bộ phận như quạt tản nhiệt, RAM, gắn quạt làm mát ổ cứng…
  • Sửa hoặc thay ổ cứng mới, lưu ý sao lưu lại dữ liệu trước khi thực hiện.

2.Lỗi ổ cứng

Ổ cứng bộ phận có nhiệm vụ lưu trữ, truy xuất dữ liệu và ghi nhớ và chạy các hệ thống phần mềm trên máy tính. Nếu chúng hoạt động trong một thời gian dài, không thể tránh khỏi lỗi ổ cứng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến những tác vụ trên máy tính. Nghiêm trọng hơn, nó còn có thể làm mất dữ liệu quan trọng được lưu trong máy tính của bạn.

Ổ cứng máy tính

Dấu hiệu nhận biết:

  • Máy tính thường xuyên bị đơ, lag chậm dần, ổ cứng thường xuyên phát ra tiếng động lạ.
  • Ổ cứng báo lỗi “Hard disk Corrupted”.
  • Máy tính hoặc laptop phát ra âm thanh ồn.
  • Lỗi ổ cứng nhận trong BIOS nhưng không nhận trên Windows.
Máy tính bị lỗi ổ cứng

Nguyên nhân: 

  • Do ổ cứng phải thường xuyên hoạt động trên những tác vụ nặng trong một thời gian dài gây giảm hiệu suất.
  • Ổ cứng bị phân mảnh: Sau một thời gian sử dụng, các dữ liệu sẽ được ghi đầy trong đĩa mà không được sắp xếp và phân bố rõ ràng, dẫn đến tình trạng quá tải dữ liệu tải một phân vùng nào đó.

Cách khắc phục: 

  • Thay ổ cứng mới.
  • Sử dụng một số phần mềm để sửa lỗi ổ cứng như Norton Save & Restore 2.0, HDD Regenerator… (Lưu ý: cần sao lưu lại toàn bộ dữ liệu trước khi thực hiện để tránh mất dữ liệu.)

3.Lỗi bàn phím

Bàn phím là một trong những bộ phận quan trọng trên máy tính, đây được coi là phương thức giao tiếp giữa con người với máy tính. Sau quá trình dài sử dụng, bàn phím máy tính có thể gặp tình trạng cũ hỏng, tuột phím hoặc gặp lỗi khi sử dụng.

Cách khắc phục: Nên thay bàn phím mới cho máy tính.

Lưu ý: Cần chọn đúng loại bàn phím cùng thương hiệu với máy tính để tránh những lỗi xung đột driver hoặc phần mềm điều khiển chúng.

Lỗi bàn phím máy tính

4.Không kết nối được với wifi

Không kết nối được với wifi là lỗi khá phổ biến khi sử dụng laptop hay PC.

Nguyên nhân: Do người cài đặt chỉnh sai thông số hoặc cũng có thể do lỗi modem hay đường truyền Internet không ổn định.

Máy tính không kết nối được với wifi

Cách khắc phục: Tùy thuộc vào từng dòng máy tính hay hệ điều hành mà máy tính cài đặt mà ta có thể khắc phục sự cố này.

  • Đầu tiên bạn phải kiểm tra để chắc chắn rằng mạng wifi có hoạt động, sau đó kiểm tra lại địa chỉ IP xem máy đã cấu hình đúng chưa.
  • Có một số máy có nút tắt bật wifi ngay trên bàn phím, bạn phải kiểm tra xem đã dược bật chưa.
  • Xem xét cấu hình lại modem hoặc router của nhà mạng cung cấp.
  • Trong trường hợp làm hết các thao tác trên máy mà vẫn không kết nối được wifi thì bạn cần liên hệ nhà cung cấp dịch vụ Internet để được hỗ trợ.

5.Không nạp được pin

Máy tính không nạp được pin là lỗi phổ biến mà nhiều người dùng laptop đều gặp phải. Sau một thời gian dài sử dụng, thời lượng sử dụng pin của máy bắt đầu giảm dần, đôi khi máy bị sập nguồn chỉ sau một vài phút khởi động. 

Nguyên nhân: 

  • Nguồn điện có vấn đề như: bị tắt, hỏng hóc, không có điện,…
  • Pin bị chai/ hỏng sau thời gian dài sử dụng
  • Cục sạc/ dây sạc bị hư
  • Khe cắm sạc bị lỏng, dẫn đến việc kết nối không ổn định giữa bộ sạc và khe cắm sạc của máy tính.
  • Máy tính bị quá nóng cũng có thể khiến máy không nạp được pin, ngoài ra còn làm chai, giảm tuổi thọ pin hay gây ra các hậu quả khác như cháy nổ.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra lại nguồn điện
  • Kiểm tra cục sạc, dây sạc, trong trường hợp nếu hỏng thì phải thay mới
  • Thay pin mới cho máy tính
Máy tính không nạp được pin

6.Ổ đĩa chạy chậm

Máy tính gặp lỗi ổ đĩa chạy chậm sẽ khiến cho việc thao tác cũng như thời gian tải và chạy các chương trình trên máy tính mất nhiều thời gian hơn. 

Nguyên nhân:

  • Do ổ đĩa bị phân mảnh khiến các tập tin, dữ liệu bị phân tán không theo thứ tự, khiến cho ổ cứng và máy tính mất nhiều thời gian hơn để tìm và truy xuất ra các dữ liệu đó.
  • Do ổ đĩa chứa quá nhiều dữ liệu làm cho tốc độ xử lý của máy tính ngày càng chậm đi.
  • Do ổ đĩa bị lỗi.
  • Do bị virus hoặc sử dụng các phần mềm độc hại.

Cách khắc phục: 

  • Chống phân mảnh ổ cứng: Xem chi tiết các bước thực hiện tại đây.
  • Thường xuyên dọn dẹp ổ cứng, xóa các tập tin và ứng dụng không cần thiết trên máy tính.
  • Cài phần mềm diệt virus cho máy tính
Ổ đĩa máy tính chạy chậm

7.Hỏng hệ thống

Khi máy tính gặp lỗi hỏng hệ thống, bạn sẽ không thể khởi động cũng như thao tác được trên máy tính của mình.

Nguyên nhân: Do các file hệ thống bị lỗi hoặc lỗi do ổ cứng gây ra.

Cách khắc phục: 

  • Sửa lại file lỗi của hệ thống.
  • Tháo hẳn ổ cứng của máy tính ra, sau đó gắn vào máy tính khác để kiểm tra lỗi và khắc phục.
  • Cài lại toàn bộ hệ điều hành cho máy tính.
Máy tính bị hỏng hệ thống

8.Máy quá nóng

Máy tính khi làm việc lâu sẽ dễ dẫn đến tình trạng nóng máy, gây nên xung đột hoặc treo máy.

Cách khắc phục:

  • Vệ sinh các cửa gió và bộ phận quạt tản nhiệt của máy tính.
  • Trong trường hợp việc vệ sinh máy không giải quyết được tình trạng trên, bạn có thể nâng cấp BIOS của hệ thống.
Máy tính quá nóng

9.Dung lượng bộ nhớ nhỏ

Việc lưu trữ nhiều tập tin dữ liệu lớn hoặc phải chạy các phần mềm có dung lượng lớn khiến cho bộ nhớ máy tính không thể đáp ứng.

Cách khắc phục: Nâng cấp hoặc thay ổ cứng mới với dung lượng lớn hơn.

Lưu ý: Nên chọn những loại ổ cứng tương thích với dòng máy để tránh xảy ra lỗi xung đột ổ cứng trên máy tính

Dung lượng bộ nhớ máy tính nhỏ

10.Màn hình bị xanh

Lỗi màn hình xanh là lỗi màn hình máy tính bỗng dưng bị xanh và hiển thị thông báo bị lỗi khi đang sử dụng, lúc này bạn không thể thực hiện bất kỳ thao tác nào trên máy tính.

Lỗi màn hình xanh trên máy tính

Nguyên nhân: 

  • Driver không tương thích với máy tính hoặc do cài nhầm Driver của phiên bản Windows khác.
  • Thanh RAM và khe cắm RAM của máy tính bị bẩn hoặc bị lỗi. 
  • Bản Windows bị lỗi.
  • Xung đột phần mềm.
  • Máy tính bị nhiễm virus.
  • Một thành phần trong máy tính không xử lý theo kịp các thành phần khác kéo theo làm chậm toàn bộ hệ thống.

Cách khắc phục: 

  • Tháo thanh RAM máy tính ra và vệ sinh sạch sẽ thanh RAM cũng như khe cắm RAM, sau đó lắp lại đúng vị trí.
  • Cài bản Windows mới cho máy tính
  • Gỡ phần mềm cài gần đây nhất ra để tránh gây xung đột phần mềm.
  • Quét virus cho máy tính.
  • Nâng cấp hoặc thay mới ổ cứng.

11.Không cài được ứng dụng, phần mềm

Cài đặt các ứng dụng hay phần mềm trên máy tính là việc khá quen thuộc với nhiều người khi sử dụng máy tính. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng máy tính hiển thị những thông báo khá khó chịu từ Windows như từ chối chạy hay báo lỗi,… 

Máy tính không cài được ứng dụng, phần mềm

Nguyên nhân: 

  • Cài đặt phần mềm, ứng dụng có dung lượng lớn hơn dung lượng của Windows.
  • Cài đặt phiên bản cũ trước khi cài đặt phiên bản mới của phần mềm nên dẫn đến phiên bản mới của phần mềm đè lên phiên bản cũ đang được cài đặt trên Windows.
  • Nhiều phần mềm sẽ không hiểu khi đặt tên thư mục bằng Tiếng Việt, dẫn đến việc cài đặt không thành công. 

Cách khắc phục: 

  • Cài đặt trên quyền quản trị cao nhất (Run as Administrator).
  • Cài đặt phiên bản phù hợp.
  • Gỡ phiên bản cài đặt cũ trước khi cài đặt phiên bản mới của phần mềm.
  • Đặt lại tên thư mục đó dưới dạng không dấu.

12.Không đặt được password cho Windows

Một lỗi cũng rất hay gặp khi sử dụng máy tính nữa đó chính là lỗi không thể đặt password (mật khẩu) cho Windows. Khi gặp lỗi này, màn hình sẽ hiển thị thông báo Windows cannot change the pasword.

Nguyên nhân: Bạn đang ở quyền User (người dùng) không phải là quyền Admin (quản trị viên), vì vậy bạn không có quyền thay đổi mật khẩu. 

Cách khắc phục: Đăng nhập vào tài khoản Administrator để tiến hành thay đổi mật khẩu.

Lỗi không đặt được mật khẩu cho máy tính

13.Lỗi font chữ trên máy tính

Tình trạng lỗi font chữ trên máy tính xảy ra khiến bạn không gõ được tiếng Việt hoặc lỗi font chữ khi sử dụng trình duyệt web,… 

Nguyên nhân: Máy tính hay laptop của bạn thiếu font chữ hoặc do trình duyệt bị lỗi font.

Cách khắc phục: Tải về bản font tiếng Việt và cài đặt vào máy tính.

Lỗi font chữ trên máy tính

14.Mạng máy tính bị dấu chấm than vàng

Tình trạng này xảy ra khi biểu tượng mạng hiển thị chấm than màu vàng, và bạn không thể truy cập vào Internet trên máy tính.

Nguyên nhân: 

  • Đầu dây mạng bị lỏng, bao gồm đầu tiếp xúc với máy tính và đầu kết nối từ Modem, Switch… ra.
  • Địa chỉ IP của máy không nằm trong giải cấp phát của thiết bị.
  • Modem, Switch quá cũ.

Cách khắc phục: 

  • Kiểm tra lại jack cắm, xóa mạng Wifi và kết nối lại.
  • Đặt lại địa chỉ IP.
  • Thay đổi địa chỉ DNS.
  • Liên hệ nhà cung cấp mạng để được hỗ trợ.
Mạng máy tính bị dấu chấm than vàng

15.Lỗi không tắt được máy tính

Trong quá trình sử dụng máy tính, đôi lúc bạn sẽ gặp trường hợp máy tính bị lỗi không tắt được.

Nguyên nhân: Có thể từ lỗi phần cứng hay phần mềm.

Cách khắc phục: 

  • Kiểm tra xem còn ứng dụng nào chưa được tắt hay không.
  • Hủy Fast Bootup để sửa lỗi không tắt máy tính.
  • Dùng Command Prompt (Admin) để tắt máy tính.
  • Vô hiệu hóa và cài lại Driver.
Lỗi không tắt được máy tính

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *